Nghề đầu bếp ở Việt Nam: có còn “hot” sau đại dịch Corona!

Ngày đăng: May 11, 2020 9:14:47 AM

Nghề Đầu bếp ở Việt Nam chính là một trong những nghề khát nhân lực nhất. Đó là trước đại dịch Corona, khi mà ngành Du lịch Việt Nam đã và đang phát triển mạnh mẽ. Song hành với sự phát triển đó, các ngành dịch vụ nhà hàng - khách sạn cũng lớn mạnh không ngừng. Chính vì vậy, những năm qua nghề Đầu bếp luôn nằm trong top các nghề HOT. Và được nhiều các bạn trẻ lựa chọn là nghề nghiệp học tập, phấn đấu cho tương lai!

Nhưng sau đại dịch lần này, chắc chắn ngành Du lịch sẽ gánh chịu những hậu quả không nhỏ. Vậy bao lâu để ngành Du lịch Việt Nam trở lại vị thế như trước? Cơ hội việc làm và thu nhập của Đầu bếp sẽ ra sao? Hãy cùng tìm hiểu nhé!

1/ Du lịch Việt Nam sẽ sớm phục hồi sau đại dịch?

Sự lây lan nhanh chóng của dịch Covid-19 đã gây ra những thiệt hại nặng nề cho ngành du lịch. Tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia, thị trường du lịch dự kiến có thể phục hồi hoàn toàn trong khoảng 6 tháng sau khi có những công bố chính thức về việc kiểm soát hoàn toàn đại dịch. Để hiểu thêm về nhận định này, xem xét những phân tích sau:

a/ Du lịch Việt Nam: khó khăn nối tiếp khó khăn

Theo Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, dịch Covid-19 xảy ra vào đúng mùa cao điểm khách du lịch quốc tế đến Việt Nam và mùa du lịch lễ hội nên đã gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành.

Chia sẻ của các doanh nghiệp lữ hành và dịch vụ du lịch, do khách đồng loạt hủy dịch vụ nên doanh thu giảm mạnh. Các doanh nghiệp du lịch gặp khó khăn, nhiều doanh nghiệp phải tạm dừng, chấm dứt hoặc chuyển hướng hoạt động kinh doanh. Các nhân viên phải nghỉ việc luân phiên hoặc buộc cho nhân viên thôi việc.

Bên cạnh đó, do bùng nổ của dịch Covid-19, khách du lịch quốc tế giảm nghiêm trọng. Từ những thị trường châu Á quen thuộc như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, … đến những thị trường châu Âu tiềm năng. Và chắc chắn Việt Nam sẽ không đạt mục tiêu đón 20,5 triệu lượt khách quốc tế trong năm 2020.

Theo báo cáo mới nhất của Tổng cục Du lịch Việt Nam, lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong tháng 2 giảm 37,7% so với tháng trước, giảm 21,8% so với cùng kỳ năm 2019 và dự kiến sẽ giảm sâu hơn trong những tháng tới.

b/ Các giải pháp kịp thời hỗ trợ phục hồi du lịch

Theo định hướng của Chính phủ, dù khó khăn chồng chất nhưng phát triển ngành Du lịch vẫn là ưu tiên hàng đầu trong phát triển kinh tế Việt Nam lâu dài. Vì vậy, nhằm hỗ trợ doanh nghiệp du lịch vượt khó, Bộ VH-TT&DL đã đề xuất với Thủ tướng Chính phủ hàng loạt các giải pháp cấp bách. Các chính sách kích cầu du lịch, đồng bộ từ Trung ương đến địa phương sẽ kịp thời hỗ trợ doanh nghiệp du lịch giảm thiểu khó khăn, thiệt hại. Giúp doanh nghiệp du lịch - dịch vụ phục hồi để Du lịch dần trở lại với hoạt động bình thường.

Cụ thể là:

Với khả năng kiểm soát tốt dịch bệnh ở Việt Nam hiện nay, cùng các chính sách kịp thời đã nêu, có thể khẳng định: Du lịch Việt Nam & các ngành dịch vụ sẽ nhanh chóng phục hồi sau đại dịch.

c/ Bao lâu để ngành Du lịch - dịch vụ phục hồi?

Nhận xét về khả năng phục hồi, ông Mauro Gasparotti – TGĐ một chuỗi khách sạn 5 sao quốc tế chia sẻ. Thông thường, sau mỗi cuộc khủng hoảng, ngành du lịch luôn có sự phục hồi mạnh mẽ. Và sự phục hồi này thường diễn ra trong khoảng 6 tháng.

Trên thực tế, du lịch trong nước phụ thuộc lớn vào khả năng đối phó với dịch bệnh của Chính phủ. Nếu dịch bệnh được kiểm soát tốt, khách du lịch nội địa dự kiến sẽ là thị trường đầu tiên phục hồi trở lại.

Do đại dịch Covid-19 có quy mô lớn và tác động đáng kể đến nền kinh tế thế giới. Nên khách du lịch nội địa dự kiến sẽ trở lại trong khoảng thời gian ngắn. Còn khách du lịch quốc tế sẽ phục hồi chậm nhưng ổn định hơn.

Đối với thị trường khách quốc tế, nhóm khách đầu tiên dự kiến sẽ quay trở lại là khách công vụ, đặc biệt là ở các thành phố lớn. Tiếp theo là khách du lịch tự do và khách du lịch kết hợp tham dự hội nghị, sau cùng là khách du lịch theo nhóm.

Tóm lại, ngành du lịch Việt Nam hiện đang chịu ảnh hưởng nặng nề từ dịch bệnh. Điều này dự kiến sẽ còn tiếp tục kéo dài tới hết năm 2020. Tuy nhiên, khi nhìn nhận sự việc theo hướng tích cực, các sự kiện trước đây đã chứng minh rằng du lịch là ngành công nghiệp có khả năng phục hồi nhanh hơn so với những ngành nghề khác. Thị trường du lịch dự kiến sẽ phục hồi hoàn toàn trong khoảng 6 tháng sau khi kiểm soát được đại dịch.

2/ Nghề Đầu bếp ở Việt Nam – tiếp tục hành trình phát triển sau đại dịch!

Du lịch khôi phục tăng trưởng, hệ thống nhà hàng - khách sạn cũng phát triển trở lại. Nhu cầu nhân lực trong nghề bếp không thể giảm. Chắc chắn rằng, hiện tại và tương lai nghề đầu bếp vẫn luôn là nghề HOT nhất!

Tuy nhiên, giai đoạn đầu sau đại dịch, việc tuyển dụng với nghề đầu bếp sẽ khắt khe hơn. Bởi tất cả các Nhà hàng đều phải đặt ưu tiên hàng đầu là thu hút khách trở lại nhanh chóng. Không có gì thuận lợi bằng việc nâng cao chất lượng của các món ăn. Mà yếu tố quyết định của vấn đề này chính là tay nghề của người đầu bếp.

Đó chính là sự khác biệt sau đại dịch và sẽ trở thành định hướng lâu dài của tất cả các nhà hàng. Sự phát triển sẽ kéo theo sự đòi hỏi về tay nghề cao và thu nhập của người đầu bếp cũng phụ thuộc vào yếu tố đó. Vậy, tất cả đầu bếp cần phải được đào tạo bài bản, đáp ứng yêu cầu chuyên môn và tay nghề tốt!

Nhưng lưu ý, nghề Đầu bếp không yêu cầu trình độ học vấn cao. Bạn chỉ cần có bằng Trung cấp Nấu ăn là đủ! Các chứng chỉ sơ cấp nấu ăn chỉ có tính giai đoạn. Do đó nếu bạn muốn theo nghề Đầu bếp lâu dài, bạn vẫn cần học một khóa Trung cấp Nấu ăn để có Bằng cấp. Chắc chắn bạn sẽ nhận được nhiều sự ưu tiên và đãi ngộ tốt hơn.

Nghề đầu bếp cũng sẽ cho bạn nhiều cơ hội thăng tiến trong sự nghiệp. Nếu qua đào tạo, bạn có thể bắt đầu ngay từ vị trí phụ bếp. Qua thời gian, bạn sẽ tiến tới những vị trí cao hơn như tổ trưởng bếp, bếp chính, bếp trưởng và cao nhất là bếp trưởng điều hành. Rèn luyện nâng cao tay nghề và luôn sáng tạo trong chế biến các món ăn sẽ giúp bạn khẳng định bản thân. Cùng với đó vị trí làm việc, lương cùng các chế độ đãi ngộ, các khoản thưởng sẽ cho bạn nhiều cơ hội thăng tiến và thu nhập cao! Đây là một quá trình gian nan, không ngắn cũng không dài. Nhưng đòi hỏi bạn có nghị lực, sự kiên nhẫn và niềm tin vào khả năng bản thân! Và nếu không có tình yêu nghề và sự đam mê, bạn khó có thể gắn bó lâu dài!

Học Nấu ăn - học nghề đầu bếp bạn không chỉ có cơ hội làm việc tại các nhà hàng, khách sạn. Mà còn có thể làm việc tại bộ phận bếp của trường học, câu lạc bộ, bệnh viện, công ty, … Nếu tiếng anh của bạn tốt, bạn có thể ra nước ngoài làm việc với mức thu nhập cao hơn rất nhiều. Bên cạnh đó, khi đã có kinh nghiệm, bạn cũng có thể tự mở quán kinh doanh riêng.

Học tập nâng cao tay nghề chính là cơ hội việc làm và thăng tiến trong nghề Đầu bếp!

Nói tóm lại, tình hình đại dịch hiện nay có ảnh hưởng lớn tới ngành du lịch và công việc của người Đầu bếp. Nhưng tất cả sẽ chỉ mang tính giai đoạn. Sau khi kết thúc đợt dịch này, ngành Du lịch sẽ nhanh chóng khôi phục và phát triển trở lại. Cùng với đó nghề Đầu bếp sẽ có nhiều tiềm năng và cơ hội lớn hơn. Nếu bạn có đam mê, hay định hướng theo nghề đầu bếp. Trong thời gian này, hãy tận dụng thành cơ hội để bạn học tập rèn tay nghề, nâng cao trình độ chuyên môn. Có như vậy, bạn sẽ không khó khăn để vượt khủng hoảng và thêm nhiều cơ hội rộng mở trong tương lai.

Vì vậy, hãy quan tâm đến các khóa đào tạo Trung cấp Nấu ăn của trường Trung cấp Công nghệ và Quản trị Đông Đô – một địa chỉ uy tín đào tạo nghề đầu bếp tại Hà Nội!

Xem thông tin tuyển sinh Trung cấp Nấu ăn đợt 1 năm 2020: tại đây!